Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • Bệnh nhân ''tái dương tính'' Covid-19 có nguy cơ lây nhiễm cho người khác không?

Bệnh nhân ''tái dương tính'' Covid-19 có nguy cơ lây nhiễm cho người khác không?

12:00 AM | 17/04/2020

Bệnh nhân mắc Covid-19 số 22 tại Việt Nam sau khi được xuất viện sau 15 ngày lại dương tính với Sars-CoV-2.

Bệnh nhân số 22 là công dân Anh, đi cùng chuyến bay với bệnh nhân số 17. Ngày 8/3, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) cho thấy bệnh nhân này dương tính với virus Sars-CoV-2. Kết quả xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp RT-PCR của Viện Pasteur Nha Trang vẫn dương tính với virus Sars-CoV-2.

Bệnh nhân vào điều trị tại BV Đà Nẵng và được xét nghiệm 03 lần vào các ngày 19/3, 23/3, 25/3 đều cho kết quả âm tính với virus Sars-CoV-2.

Sau đó bệnh nhân được ra viện và được tiếp tục cách ly tập trung 14 ngày tại khách sạn Sam Grand. Sáng 10/4, bệnh nhân thứ 22 có trạng thái sức khỏe bình thường, đủ điều kiện hoàn thành cách ly y tế theo dõi sau khi xuất viện. Bệnh nhân được khách sạn thuê xe ô tô chở đến Sân bay Quốc tế Đà Nẵng và TP.HCM để về nước. Tuy nhiên, lúc này, mẫu xét nghiệm tại sân bay Tân Sơn Nhất lại cho kết quả dương tính với Covid-19.

Benh nhan ''tai duong tinh'' Covid-19 co nguy co lay nhiem cho nguoi khac khong?
Bệnh nhân 22 khi đến TP.Hồ Chí Minh để xuất cảnh về nước thì bị phát hiện dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2. Ảnh: TTXVN

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh nhân này không tái nhiễm mà có thể đặt ra 2 giả thiết trả lời vì sao lại dương tính sau khi đã 3 lần âm tính và ra viện 15 ngày.

Trường hợp 1: Người lành mang trùng

Với trường hợp này, tỉ lê người khỏi bệnh trở thành người lành mang trùng ở các bệnh do virus đều có thể xảy ra với tỉ lệ nhỏ. Bệnh nhân 22 này rơi vào tỉ lệ đặc biệt đó.

Bác sĩ Khanh cho rằng, trường hợp này vẫn có nguy cơ lây cho cộng đồng tùy vào lượng virus trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay đều cho thấy virus Sars-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cho người khác nhiều nhất ở ngày thứ 5 sau khi phát bệnh và giảm dần về sau.

Các trường hợp khác khỏi bệnh có nguy cơ tái nhiễm không, thì còn cần phải nghiên cứu làm rõ thêm. Tuy nhiên những người xung quanh cũng không nên quá lo lắng mà nảy sinh tâm lý kì thị người đã từng nhiễm bệnh.

Benh nhan ''tai duong tinh'' Covid-19 co nguy co lay nhiem cho nguoi khac khong?
Phương pháp xét nghiệm Covid-19 cũng là yếu tố quan trọng trong việc kết luận bệnh nhân có phải tái dương tính hay không.

Trường hợp 2: Do kỹ thuật xét nghiệm

Trường hợp này cần làm rõ bệnh nhân 22 được test tại sân bay Tân Sơn Nhất theo phương pháp nào.

Test PCR là ngoáy sâu từ đáy mũi họng và dùng kỹ thuật phân tử để phóng đại nhiều lần tìm ra vật chất di truyền đặc hiệu là ARN của virus gây bệnh. Nếu có mặt của virus là có nhiều khả năng bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc nặng. Khi làm PCR dương tính khi còn vật liệu di truyền của virus vẫn có thể dương tính nhưng khi đó nồng độ virus sẽ thấp và lúc này khả năng lây lan cho người khác cũng thấp hơn.

Test kháng thể là lấy máu, tìm xem đã có kháng thể IgM đặc hiệu chống lại virus. Những người mang virus nào đó sau thời gian bị cấp tính thì cơ thể sẽ sinh ra kháng thể. Nếu test cho ra dương tính thì khẳng định người đó đã từng nhiễm virus gây bệnh Covid-19.

Về khả năng tái nhiễm của bệnh nhân Covid-19 bác sĩ Khanh cho rằng, những người đã khỏi bệnh thường họ có miễn dịch của virus này ít nhất là 6 tháng và có thể kéo dài tới 2 năm hoặc suốt đời không lo mắc bệnh lại. Chính vì thế việc khả năng lây nhiễm trong 1 mùa dịch cũng rất hiếm.

Hầu hết bệnh nhân "tái dương tính" không lây nhiễm

Mới đây, phóng viên Nhân dân Nhât báo đã đến Quảng Châu (Trung Quốc) phỏng vấn viện sĩ Chung Nam Sơn. Ông Chung là một học giả của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và là chuyên gia về y học hô hấp thành viên cao cấp trong Ban phòng chống dịch Quốc gia của Trung Quốc.

Trong rất nhiều nội dung phỏng vấn, họ cũng dã nhắc đến nguy cơ lây nhiễm từ các bệnh nhân tái nhiễm Covid-19. Ông Chung cho rằng, hầu hết bệnh nhân "tái dương tính" sẽ không lây nhiễm

Theo đó, khái niệm tái dương tính hay dương tính trở lại sau khi âm tính xảy ra đa số là các mảnh axit nucleic chứ không phải là bản thân virus.

Lúc này, phải chú ý 2 yếu tố. Một là ngời bệnh có phải tái phát không. Nếu người bệnh sinh ra kháng thể quá mạnh thì thường không thể tái nhiễm.

Về khả năng lây nhiễm từ các ca tái nhiễm thì cần nghiên cứu thêm nhưng thường các mảnh axit nucleic không có tính lây nhiễm.

Thứ 2 là bệnh nhân ban đầu có nhiều bệnh nền, các triệu chứng dù đã được cải thiện nhưng chưa phục hồi hoàn toàn. Với những bệnh nhân này thì không thể loại trừ khả năng lây nhiễm cho người khác.

GS Chung chốt lại rằng, ông không quá lo lắng nhiều về việc bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 có khả năng lây truyền bệnh cho người khác hay không.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Đầu trang
kế toán kinh doanh dịch vụ