Bảo đảm bạn sẽ shock, khi biết được 3 tác hại nghiêm trọng do nội tạng tích mỡ gây ra
12:00 AM | 06/12/2020
Mỡ nội tạng là chất béo trong cơ thể nhưng không tích tụ dưới da ở eo, đùi mà tích tụ quanh các cơ quan nội tạng như tim, gan... Vì vậy, người càng có nhiều mỡ nội tạng thì càng có nguy cơ về sức khỏe cao gấp nhiều lần so với những người khác.
- Lợi, hại nội tạng động vật
- Ấn 5 đầu ngón tay tự kiểm tra sức khỏe các cơ quan nội tạng
- Thường xuyên ăn 3 loại thực phẩm này sớm muộn ung thư gan sẽ gõ cửa
- Những thực phẩm gây ung thư gan cần cân nhắc khi sử dụng
- Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Mỡ nội tạng được lưu trữ trong khoang bụng nên rất khó để nhận biết |
Về cơ bản, có 4 nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng như: rối loạn hormone, di truyền, chế độ ăn uống và lối sống. Trong số đó, chế độ ăn uống và lối sống là 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Cụ thể, khi bạn ăn quá nhiều đường và chất béo kết hợp với việc ít vận động sẽ khiến năng lượng không được đốt cháy và tích tụ thành mỡ thừa tại vùng bụng. Lâu dài, những lớp mỡ thừa này sẽ len lỏi vào các cơ quan nội tạng và khiến bạn mắc các vấn đề về sức khoẻ như sau:
3 tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe do mỡ nội tạng gây ra
1. Tăng phản ứng viêm: Khi các tế bào mỡ giải phóng các quá nhiều cytokine sẽ thúc đẩy mức độ viêm có hại trên toàn cơ thể làm ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của cơ thể. Quá trình này có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong. Ngoài ra, chất béo nội tạng cũng gây khó khăn cho cơ thể trong việc đào thải độc tố.
2. Tăng kháng insulin: Khi cơ thể có mỡ nội tạng, bạn hoàn toàn có khả năng bị tăng kháng insulin. Lý do là mỡ nội tạng tiết ra một loại protein liên kết với retinol làm tăng khả năng kháng insulin, dẫn đến không dung nạp glucose, góp phần làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.
3. Ức chế hormone kiểm soát chất béo: Mỡ nội tạng ức chế cơ thể sản sinh ra hormone adiponectin (một loại hormone điều chỉnh chất béo). Khi hormone adiponectin quá ít không đủ điều chỉnh chất béo, sẽ khiến cơ thể dư thừa chất béo quá mức cần thiết. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, và tăng triglyceride máu tạo nên các mảng mỡ làm cản trở quá trình lưu thông máu.
Lượng chất béo nội tạng dư thừa trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh nghiêm trọng, gây đe dọa tính mạng lâu dài bao gồm:
AlzheimerTim mạchĐột quỵUng thư vúUng thư đại trực tràngUng thư gan
Cách nhận biết bạn có đang mỡ nội tạng không
Để ước chừng cơ thể có bị mỡ nội tạng vượt quá mức cho phép hay không, cách đơn giản nhất là đo kích thước vòng eo và hông. Công thức được tính như sau:
Hệ số mỡ nội tạng = kích thước vòng eo/kích thước vòng hông. Với phụ nữ, hệ số bình thường là dưới 0,85. Ở nam giới, hệ số bình thường là dưới 0,95.
Ngoài ra, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), người có chỉ số BMI từ 30 trở lên (BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2] ) được coi là béo phì. Những người béo phì thường có lượng mỡ nội tạng cao.
2 nguyên tắc loại bỏ mỡ nội tạng bạn không nên bỏ qua
Dư thừa mỡ nội tạng là vấn đề vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe. Nhưng, may mắn thay, mỡ nội tạng không khó để loại bỏ, chỉ cần bạn thực hiện đúng 2 nguyên tắc sau đây:
Ăn thực phẩm giàu đạm
Chế độ ăn uống lành mạnh chiếm 80% thành công trong việc loại bỏ mỡ nội tạng. Theo đó, nên ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm (protein) như: thịt nạc, đậu, đậu lăng. Bởi, cơ thể sẽ tốn nhiều năng lượng để chuyển hóa hơn, từ đó, giúp đốt cháy calo hiệu quả. Mỗi ngày, có thể ăn khoảng 142 gam chất đạm.
Các chuyên gia cho biết: Càng ăn nhiều protein chất lượng càng có giảm nguy cơ bị mỡ nội tạng. |
Song song đó, đừng quên hạn chế tất cả những thực phẩm nhiều muối, nhiều đường, và chất béo. Sử dụng các phương pháp nấu ăn ít chất béo như luộc hoặc nướng, thay vì chiên. Khi sử dụng dầu, hãy chọn những loại tốt cho sức khỏe hơn như dầu oliu thay vì bơ hoặc dầu đậu phộng.
Tăng cường vận động và tập thể dục nhiều hơn
Các chuyên gia cho biết: Với mỗi kilogam cân nặng giảm được, bạn sẽ mất một số chất béo nội tạng. Vì vậy, hãy tập thói quen vận động, đặc biệt là tập các bài tập Cardio như: Aerobic, đạp xe hoặc chạy bộ ít nhất 30 phút/ ngày với 5 ngày một tuần. Song song đó, kết hợp cùng các bài tập sức nặng như: tập tạ, hít đất, squat 3 lần một tuần sẽ giúp đốt chất béo nhanh hơn.
Aerobic hay được gọi là bài tập cardio - là bộ môn tuyệt vời để giảm mỡ nội tạng vì giúp đốt cháy rất nhiều calo. |
Ngoài ra, hãy luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, vui vẻ thoải mái bằng cách: không thức khuya làm thêm giờ, không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc, nghe một vài bản nhạc thư giãn, tập thiền hoặc yoga... Bởi thường xuyên căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ giải phóng hormone cortisol. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng mỡ nội tạng.
Trong quá trình giảm mỡ nội tạng, nếu bạn thành công thì cũng sẽ giảm được cả mỡ dưới da. Việc này không những mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà còn cải thiện ngoại hình nữa đó. Nếu bạn đang bị tích mỡ, hãy thay áp dụng 2 gợi ý trên để làm giảm mỡ nhanh chóng, tránh những nguy cơ bệnh tật về sau nhé!
Ánh Dương
Theo Người đưa tin
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay