Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

Ăn chôm chôm có nóng như lời đồn không?

9:48 AM | 27/06/2019

Chôm chôm là loài cây vùng nhiệt đớinhiều đường, có tính nóng. Do vậy ăn nhiều chôm chôm sẽ gây nhiệt cho cơ thể.

Chôm chôm là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Bồ hòn. Tên gọi chôm chôm (hay lôm chôm) tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này. Loại trái cây này có vị ngọt cao, nhiều đường, có tính nóng. Do vậy ăn nhiều chôm chôm sẽ gây nhiệt cho cơ thể, khiến cơ thể “bốc hỏa”.

Chôm chôm cùng họ với vải, nhãn, giống nhau về đặc tính thực vật, phần ăn được cũng là cùi (cơm) và hương vị cũng giống nhau.

Chôm chôm là loài cây có quả hoặc để ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Hạt chôm chôm có thành phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu.

An chom chom co nong nhu loi don khong?

Chôm chôm là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa hàng loạt vitamin và khoáng chất thiết yếu như photpho, canxi, sắt, đồng, kali, magiê, mangan, vitamin B3, A, C, vitamin B9…, do đó được nhiều người chọn làm món tráng miệng bổ dưỡng sau bữa ăn. Tuy nhiên, có một sự thật bất ngờ là dù rằng có nhiều người thích ăn chôm chôm, song hầu như có rất ít người biết những lợi ích sức khỏe của chôm chôm sau đây: Quả chôm chôm chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa thiết yếu liên quan đến khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại các gốc tự do có hại. Ngoài ra, sự phong phú của vitamin có thể giúp tăng hấp thu sắt, từ đó cải thiện chất lượng máu. Các thành phần hình thành collagen trong vitamin C giúp giảm viêm da, và hỗ trợ xây dựng xương và khớp chắc khỏe hơn. Hàm lượng carbohydrat và protein cao trong quả chôm chôm đóng vai trò đáng kể trong việc tăng cường năng lượng. Các vitamin B trong quả chôm chôm hỗ trợ và tăng chuyển hóa năng lượng, nhờ đó chuyển carbohydrat thành năng lượng có thể được cơ thể sử dụng.

Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao trong quả chôm chôm được cho là cải thiện và duy trì chất lượng và sức khỏe của tinh trùng. Các nghiên cứu đã tiết lộ tác động của vitamin C đối với sự phát triển của tinh trùng khỏe mạnh. Do đó, kết hợp trái cây này trong chế độ ăn có thể giúp cải thiện cơ hội có con của nam giới.

An chom chom co nong nhu loi don khong?

Chôm chôm cũng chứa chất chống oxy hóa mạnh, do đó nó giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Hoạt chất axit gallic có trong chôm chôm hoạt động như chất chống oxy hóa cao, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cơ thể. Loại quả này còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp cơ thể hấp thụ các khoáng chất dễ dàng và ngăn ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra, đặc tính có lợi nhất của hạt chôm chôm là chống tiểu đường. Nó giúp duy trì mức đường huyết ổn định.

Theo các chuyên gia, hàm lượng vitamin C cao trong quả chôm chôm có tác dụng tích cực trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Vitamin C giúp cải thiện sức khỏe tim nhờ ngăn ngừa sự tấn công của bệnh và loại bỏ các gốc tự do có hại. Nó cũng giúp củng cố và sửa chữa các mạch máu bị tổn thương. Do chứa hàng lượng phốt pho dào nên quả chôm chôm còn có khả năng giúp lọc chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Trong đó, loại khoáng chất thiết yếu này trợ giúp chức năng thải độc của thận.

An chom chom co nong nhu loi don khong?

Ngoài ra, theo các bài thuốc dân gian, hạt chôm chôm thường được dùng để điều trị bệnh huyết áp cao và tiểu đường. Trong chôm chôm khá giàu protein, chất béo không bão hòa, vitamin C, sắt, phốt pho, canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tối ưu.

Đặc tính giảm đau của lá chôm chôm đã được biết đến rộng rãi trong y học cổ truyền. Uống nước ép lá chôm chôm được cho là tác động đến các trung khu thần kinh khiến não nghĩ rằng cơn đau đang giảm. Vỏ cây chôm chôm được biết đến với đặc tính làm săn se và rất tốt để chữa lành các vết loét gây đau. Đặc tính kháng khuẩn của quả chôm chôm cũng có thể giúp điều trị các vấn đề về da đầu như gàu và ngứa. Vitamin C giúp nuôi dưỡng da đầu và tóc của bạn, từ đó cải thiện sự phát triển của tóc, còn hàm lượng protein trong chôm chôm giúp củng cố chân tóc, dẫn đến cải thiện chất lượng tóc. Bên cạnh đó, đối với mái tóc thiếu sức sống, bạn có thể khắc phục chúng bằng cách nghiền lá chôm chôm rồi pha ít nước, thoa hỗn hợp này lên tóc khoảng 15 phút. Các hoạt chất trong lá chôm chôm sẽ giúp mái tóc của bạn khỏe đẹp lên mỗi ngày nếu dùng thường xuyên.

An chom chom co nong nhu loi don khong?

Trong lĩnh vực y tế, quả chôm chôm còn có tính chất sát trùng và kháng khuẩn. Tiêu thụ chôm chôm giúp cơ thể bạn khỏi bị nhiễm trùng. Các chất khử trùng giúp làm lành vết thương nhanh, do đó ngăn chặn sự hình thành của bất kỳ dạng mủ nào có thể gây viêm da và kích ứng.

Theo các chuyên gia, ăn quả chôm chôm có thể cung cấp một lượng sắt, canxi và phốt-pho tốt cho cơ thể, góp phần cải thiện sức mạnh xương, bằng cách sửa chữa và phát triển xương chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ gãy xương và thậm chí là các bệnh ở xương.

An chom chom co nong nhu loi don khong?

Hàm lượng nước và chất xơ cao trong chôm chôm có tác dụng giảm đói, giúp giảm cảm giác thèm ăn, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bạn nạp một lượng lớn thực phẩm và chất béo vào cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao còn có tác động trực tiếp đến việc cải thiện nhu động ruột của bạn. Chất xơ hoạt động như một chất xúc tác giúp tiêu hóa tốt hơn, do đó giúp giảm nguy cơ khó tiêu và táo bón.

Đối với phụ nữ mang thai, quả chôm chôm sẽ giúp làm giảm buồn nôn và chóng mặt vào buổi sáng. Do quả chôm chôm có hàm lượng sắt cao, giúp giảm mệt mỏi và chóng mặt khi duy trì mức hemoglobin khỏe mạnh. Hemoglobin là một protein giàu chất sắt có trong hồng cầu mang khí ô xy đi khắp cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng vitamin E trong loại trái cây này còn giúp da được nuôi dưỡng và giảm ngứa da hay gặp ở các bà bầu.

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Đầu trang
dich vu ke toan tai nha