Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

6 kiểu ‘xì hơi’ tiết lộ về tình hình sức khỏe

5:00 PM | 02/03/2021

Có rất nhiều những triệu chứng thường gặp tưởng chừng như không có gì nguy hiểm, ví dụ như "xì hơi" nhưng lại có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề.

Xì hơi hay đánh rắm là sản phẩm phụ của hệ thống tiêu hóa phá vỡ và chế biến thức ăn và chất dinh dưỡng. Khí và không khí tích tụ trong đường tiêu hóa của bạn khi bạn ăn, nhai và nuốt, một số trong số đó được cơ thể hấp thụ một cách tự nhiên và sau đó được thải ra ngoài dưới dạng xì hơi hoặc ợ hơi.

6 kieu ‘xi hoi’ tiet lo ve tinh hinh suc khoe

Xì hơi là một tín hiệu tốt vì sự tích tụ của khí có thể dẫn đến đầy hơi khó chịu

Có thể nói, xì hơi là một tín hiệu tốt vì sự tích tụ của khí có thể dẫn đến đầy hơi khó chịu. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên hoàn toàn bỏ qua việc xì hơi của mình. Chú ý đến tần suất, mùi của chúng và nếu chúng xảy ra với bất kỳ triệu chứng khác lạ nào có thể khiến bạn bị ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày và thậm chí đưa bạn đến một số tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn. Dưới đây là sáu loại xì hơi bạn nên lưu ý và những gì chúng đang muốn nói với bạn.

1. Bạn xì hơi nhiều và bị táo bón

Mặc dù hầu hết mọi người cần cố gắng tiêu thụ nhiều chất xơ hơn, nhưng nếu bạn thường xuyên xì hơi hơn có thể cho bạn biết rằng bạn đang ăn quá nhiều. Theo các chuyên gia, nếu mọi người ăn quá nhiều chất xơ, điều này có thể bắt đầu gây đầy hơi, chướng bụng, chuột rút, và một phản ứng ngược là táo bón. Vì chất xơ phồng lên và làm rắn chắc phân của bạn, dẫn đến việc đi tiêu có thể trở nên khó khăn.

Để không bị hiện tượng này, hãy uống nhiều nước hơn và tăng hoặc giảm lượng chất xơ của bạn một cách từ từ. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới được công bố vào năm 2019, tiêu thụ 25- 29g chất xơ mỗi ngày là tối ưu.

2. Bạn thường xuyên xì hơi cả ngày lẫn đêm

Đồ uống có ga có thể là thủ phạm gây ra hiện tượng này vì chúng có thể đưa thêm không khí vào đường tiêu hóa của bạn, làm cho bạn xì hơi thường xuyên hơn. Nếu bạn mắc tình trạng này, hãy thử cắt giảm đồ uống có gas. Nếu bạn không chắc thói quen uống nước uống có gas của mình có phải là nguyên nhân hay không, hãy ghi chép lại lượng tiêu thụ và nói cho bác sĩ, họ có thể giúp giải đáp thắc mắc và giới thiệu đồ uống thay thế cho bạn.

3. Rắm có mùi hôi

6 kieu ‘xi hoi’ tiet lo ve tinh hinh suc khoe

Nếu rắm của bạn có mùi hôi, đó là do bạn nạp vào các loại thực phẩm chứa nhiều lưu huỳnh

Về bản chất, rắm không có mùi. Nhưng nếu sản phẩm của bạn có mùi nghiêm trọng, đó là do bạn nạp vào các loại thực phẩm chứa nhiều lưu huỳnh trong chế độ ăn uống của bạn. Thực phẩm giàu lưu huỳnh như bông cải xanh và cải Brussels sẽ tạo ra mùi trứng thối khi bị phân hủy trong hệ tiêu hóa. Mùi hôi tương tự như rác thải cũng có thể xảy ra sau khi ăn các loại rau họ cải khác (như súp lơ), tỏi, hành tây, pho mát, đậu, trái cây khô, rượu.

Trong hầu hết các trường hợp, mùi hôi không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu nó vẫn tiếp tục xảy ra thì bạn nên tới gặp bác sĩ vì có thể mùi liên quan đến bệnh viêm ruột hoặc hội chứng ruột kích thích.

4. Rắm của bạn có mùi hôi và bạn bị suy tiêu hóa

Xì hơi kèm theo đau bụng hoặc khó chịu sau khi ăn có thể là do không dung nạp thức ăn. Ví dụ điển hình là nếu bạn uống sữa hoặc ăn pho mát và sau đó cảm thấy đau bụng và đánh rắm có mùi hôi. Trong trường hợp này, bạn không dung nạp lactose, có nghĩa là cơ thể bạn không hấp thụ lactose (đường trong các sản phẩm từ sữa) cho đến khi "nó đi đến ruột non, nơi vi khuẩn phân hủy nó, giải phóng ra khí có mùi hôi. Loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống của bạn và xem liệu xì hơi có biến mất hay không. Nếu không, hãy tới kiểm tra bác sĩ để xác định thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm nào không phù hợp với hệ tiêu hóa của bạn.

5. Đôi khi bạn xì hơi nhiều hơn bình thường và kêu to

Nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt, hiện tượng này có thể xuất hiện. Giống như mọi thứ khác liên quan đến kinh nguyệt, đó là nội tiết tố: Khi estrogen tăng lên vào thời điểm này trong tháng, tử cung của bạn sản xuất các hóa chất giống như hormone gọi là prostaglandin, giúp làm bong niêm mạc tử cung. Nếu sản sinh quá nhiều, nó có thể hoạt động theo cách của nó và làm cho các cơ quan khác co lại, bao gồm cả ruột của bạn. Những thay đổi của vi khuẩn trong chu kỳ cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa và điều đó có thể khiến bạn bị nổi mụn trứng cá. Hãy thử ăn những thực phẩm chưa qua chế biến, dễ tiêu hóa trước khi bắt đầu hành kinh và loại bỏ ớt hoặc rau họ cải cho đến khi kết thúc chu kỳ.

6. Bạn xì hơi nhiều hơn và đi nặng nhiều hơn (hoặc ít hơn) so với bình thường

Căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến việc xì hơi của bạn. Khi bị áp lực, bạn có thể chuyển sang ăn những thức ăn mà bạn thường không ăn (như đồ ăn nhẹ chế biến sẵn và kem), điều này có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của bạn. Căng thẳng cũng có thể khiến bạn nuốt nước bọt và vô tình nuốt nhiều không khí hơn. Và tất nhiên, sự lo lắng tác động lên hệ tiêu hóa và thay đổi tần suất đi vệ sinh của bạn.

Xã hội hiện đại khiến chúng ta đều căng thẳng, nhưng nếu bạn không muốn mức độ căng thẳng của mình ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, hãy thử thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền định và hít thở sâu. Và hãy lưu ý nhiều hơn về các loại thực phẩm sinh khí mà bạn có thể đang ăn khi bị căng thẳng.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dich vu ke toan