5 điều nên làm để kiểm soát tốt đường huyết của người bệnh tiểu đường
12:00 AM | 04/07/2021
Nếu bạn đang phải sống chung với bệnh tiểu đường, hãy tham khảo 5 quy tắc kiểm soát đường huyết để có thể chăm sóc sức khỏe và kiểm soát mức độ dao động của lượng đường trong máu một cách tốt nhất nhé!
- Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ chỉ ra biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2
- Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường ngay trong phòng tắm nhà bạn
- 11 thực phẩm có vị đắng giúp hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có chữa được không?
- 4 bước uống nước giúp bạn tránh xa táo bón và tiểu đường
Kiểm soát đường huyết luôn ở mức ổn định sẽ giúp người bệnh tiểu đường ngăn ngừa các biến chứng, đặc biệt là trong thời điểm dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp. Dưới đây là 5 điều nên làm để người bệnh tiểu đường khỏe mạnh và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, theo Times of India.
Điều 1: Nên ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường và là một trong những cách tốt nhất để ổn định lượng đường trong máu. Hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày để đảm bảo các bữa ăn cách nhau sau 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng. Cách ăn này sẽ giữ mức đường huyết của bạn trong phạm vi cho phép.
Người bệnh tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần - (Ảnh: Internet). |
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ăn các loại ngũ cốc tinh chế như mì, gạo trắng, bánh mì trắng… vì những thực phẩm này có thể làm tăng lượng đường trong máu. Và đừng quên bổ sung các loại thực phẩm có chỉ số Glycemic (GI) thấp như yến mạch, gạo lứt, lúa mì… Hoặc bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi có chứa anthocyanins như: nho, dâu và quả mọng để giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.
Điều 2: Nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu
Máy đo đường huyết chính là thiết bị không thể thiếu đối với người bệnh tiểu đường. Hãy đảm bảo rằng bạn được kiểm tra HbA1C (Hemoglobin A1C) 2 lần/năm hoặc 1 lần trong ba tháng tùy thuộc vào mức độ kiểm soát của nó nhé!
Thông thường, chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau: Đường huyết bất kỳ < 140 mg/dL (7,8 mmol/l); Đường huyết lúc đói < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l); Sau bữa ăn < 140mg/dl (7,8 mmol/l); HbA1C: < 5,7 %.
Điều 3: Nên tập thể dục thường xuyên
Bạn biết không, tập thể dục thường xuyên ( tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần) sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định. Bên cạnh việc tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ, aerobic… bạn cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi tập luyện nhé! Trong trường hợp, lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp bạn nên cho bản thân nghỉ ngơi vào ngày hôm đó.
Đổ mồ hôi trong khi tập thể dục giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - (Ảnh: jeda.id) |
Điều 4: Nên uống thuốc điều độ
Với bệnh nhân tiểu đường cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Hãy nhớ rằng việc uống thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin phụ thuộc vào chi định của bác sĩ, bạn không nên tùy tiện thay đổi liều lượng thuốc hay thêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Điều 5: Nên kiểm soát cân nặng, không để bị thừa cân
Với bệnh nhân tiểu đường, béo phì hay thừa cân có thể là yếu tố làm tăng mức cholesterol và gây ra bệnh tim mạch. Vì vậy, việc bạn cần làm chính là kiểm soát cân nặng luôn ở mức hợp lý, tránh xa chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa vì nó làm tăng cholesterol LDL của bạn.
Nhìn chung, Việt Nam hiện có khoảng 4,8 triệu người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Vì vậy, bạn nên theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, ăn uống lành mạnh, tập thể thao, uống thuốc điều độ, kiểm soát cân nặng chính là bí quyết để phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Ngọc Duyên
Theo Người đưa tin
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay