11 thực phẩm có vị đắng giúp hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
12:00 AM | 23/01/2021
Vị đắng của thực phẩm ăn được không báo hiệu sự hiện diện của các chất gây say, mà là sự hiện diện của các chất phytochemical có lợi với đặc tính chống oxy hóa mạnh, đặc biệt tốt với bệnh nhân tiểu đường.
- Mách bạn 9 thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường loại 2
- Phụ nữ dưới 55 tuổi bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 10 lần
- Bệnh tiểu đường có chữa được không?
- 4 bước uống nước giúp bạn tránh xa táo bón và tiểu đường
- 10 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường sớm
Nhiều loại thực phẩm giàu phytochemical được kết hợp tự nhiên với vị đắng cao khiến chúng bị loại khỏi danh sách thực phẩm được ưu tiên. Điều này đôi khi dẫn đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy rất nhiều trong các thực phẩm có vị đắng.
Một nghiên cứu nói rằng, một số flavonoid trong trái cây họ cam quýt, isoflavone trong đậu nành, phenol trong trà, rượu vang đỏ và sô cô la và glucosinolate trong các loại rau họ cải, là lý do đằng sau vị đắng của những thực phẩm này.
Các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp ngăn ngừa một loạt các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tiểu đường, bệnh phổ biến ở khoảng 463 triệu người trưởng thành (20-79 tuổi) trên toàn thế giới.
Dưới đây là 11 loại thực phẩm có vị đắng lành mạnh và ăn được có tác dụng giúp hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường:
1. Mướp đắng
Nước ép hoặc các món ăn chế biến từ mướp đắng hay khổ qua được thường dùng để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Loại quả này có các hoạt động chống lại bệnh tiểu đường và giảm lipid máu mạnh, không chỉ giúp kiểm soát mức đường huyết mà còn có thể làm chậm các biến chứng tiểu đường.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh về công dụng tuyệt vời của mướp đắng đối với bệnh nhân đái tháo đường. |
2. Trà xanh
Một nghiên cứu cho biết chất catechin trong trà xanh có khả năng chống oxy hóa mạnh, đóng vai trò rất lớn trong việc giảm lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Uống trà lâu dài giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các chứng rối loạn liên quan như vô cảm với insulin.
3. Cây dùi trống
Tất cả các bộ phận của cây dùi trống như lá, hoa, hạt và thân đều có khả năng chống bệnh tiểu đường rất tốt. Điều này là do sự hiện diện của các polyphenol như flavonoid, axit phenolic và quercetin đảm bảo giảm mức glucose trong cơ thể.
4. Nha đam
Nha đam thô có vị gần như đắng với một chút vị chua nhưng ngọt. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nha đam có tác dụng giúp cải thiện mức đường huyết ở những người có nguy cơ và những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nha đam (lô hội) có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện lượng đường trong máu |
5. Dầu ô liu nguyên chất
Dầu ô liu nguyên chất có các chất phytochemical với các đặc tính lành mạnh và vị cay đắng. Các bữa ăn được chế biến với dầu có xu hướng làm tăng lượng glucose nhỏ hơn nhiều sau khi tiêu thụ thức ăn.
6. Hạt cỏ cà ri
Hạt cỏ cà ri có tác dụng chống tiểu đường. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi sử dụng hạt cỏ cà ri một mình hoặc kết hợp với một số loại thuốc chống tiểu đường như metformin sẽ làm giảm lượng đường và cholesterol ở mức độ lớn.
7. Quả nam việt quất
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thêm quả nam việt quất vào bữa ăn giàu chất béo sẽ giúp kiểm soát sự gia tăng đường huyết sau bữa ăn. Điều này là do hàm lượng chất chống oxy hóa và chống viêm cao của loại trái cây này.
8. Lá cây bồ công anh
Bồ công anh có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học mạnh được coi là an toàn để kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của cây bồ công anh bảo vệ tuyến tụy khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.
9. Hạt vừng
Việc tiêu thụ hạt vừng có liên quan đến việc tăng chất chống oxy hóa và giảm các dấu hiệu stress oxy hóa. Nó được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng để kiểm soát lượng đường ở những người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Hạt vừng được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng để kiểm soát lượng đường ở những người bệnh tiểu đường tuýp 2. |
10. Thì là
Theo một nghiên cứu, sử dụng hạt và lá thì là giúp giảm lượng đường và cholesterol ở bệnh nhân tiểu đường. Sự có mặt của phenolic proanthocyanidins và flavonoid trong thì là có các hoạt động chống oxy hóa, chịu trách nhiệm chống lại bệnh tiểu đường.
11. Vỏ quả lựu
Vỏ quả lựu có vị đắng nhưng là phần bổ dưỡng nhất của quả. Chúng chứa một số lượng lớn polyphenol như flavonoid, tannin, axit phenolic và ancaloit và lignans. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng vỏ quả lựu có tác dụng giúp giảm lượng đường huyết lúc đói và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Ánh Dương
Theo Người đưa tin
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay