10 lời khuyên để có sức khỏe hệ tiêu hóa tốt hơn
12:00 AM | 29/03/2021
Hệ tiêu hóa phân hủy các loại thực phẩm thành chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Nếu hệ thống tiêu hóa gặp trục trặc, cơ thể sẽ gặp vấn đề trong việc hấp thụ những chất dinh dưỡng thiết yếu đó. Thực phẩm và lối sống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ tiêu hóa của mỗi người.
- Mất bao lâu để cơ thể tiêu hóa hết thức ăn? Câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy
- Những bài tập yoga cực tốt cho hệ tiêu hóa
- Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để mau khỏi?
- Su Su giúp ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, rất tốt cho mẹ bầu
- Những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa
Thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và từ đó tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như cảm giác hạnh phúc. Hãy kết hợp các chiến lược dưới đây vào cuộc sống hàng ngày để giữ cho mọi thứ hoạt động trơn tru:
1. Chế độ ăn nhiều chất xơ
Một chế độ ăn giàu chất xơ có nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và các loại đậu sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Những thực phẩm này giúp cho thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa và hạn chế táo bón.
Một chế độ ăn giàu chất xơ có nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và các loại đậu sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa - (Ảnh: Freepik). |
Chế độ ăn giàu chất xơ cũng giúp ngăn ngừa hoặc điều trị các tình trạng tiêu hóa khác nhau, chẳng hạn như chứng diverticulosis, bệnh trĩ và hội chứng ruột kích thích (IBS). Ngoài ra, nó cũng giúp bạn đạt được hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
2. Tiêu thụ cả chất xơ hòa tan và không hòa tan
Điều quan trọng là phải tiêu thụ cả hai loại chất xơ, vì chúng giúp ích cho hệ tiêu hóa theo những cách khác nhau. Chất xơ không hòa tan, còn được gọi là thức ăn thô, cơ thể không tiêu hóa được và do đó giúp tăng khối lượng phân.
Trong khi đó, chất xơ hòa tan dễ dàng hấp thụ nước giúp làm mềm phân giúp dễ đi tiêu. Chất xơ hòa tan cũng giúp ngăn chạn hoặc làm chậm quá trình hấp thụ đường và cholesterol vào máu.
Các nguồn chất xơ không hòa tan tốt bao gồm cám lúa mì, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ hòa tan cso nhiều trong cám yến mạch, các loại hạt, hạt và các loại đậu.
3. Hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
Thức ăn béo có xu hướng làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến bạn dễ bị táo bón. Tuy nhiên, các chất béo lành mạnh cũng là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Chính vì vậy, bạn nên kết hợp thực phẩm béo với thực phẩm giàu chất xơ để giúp mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn.
4. Chọn các loại thịt nạc
Protein là một phần thiết yếu của một chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng nếu quá nhiều cũng gây ra vấn đề cho hệ tiêu hóa. Bạn nên chọn phần nạc, chẳng hạn như thịt lợn thăn và thịt gia cầm bỏ da để bổ sung protein.
Tuy nhiên, hãy hạn chế kích thước khẩu phần thịt và kết hợp với ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau giàu chất xơ để kích thích tiêu hóa dễ dàng hơn.
5. Kết hợp probiotics và prebiotics vào chế độ ăn uống
Probiotics hay men vi sinh là các lợi khuẩn cùng một loại vi khuẩn và nấm men lành mạnh tồn tại tự nhiên trong đường tiêu hóa. Chúng giúp cơ thể khỏe mạnh bằng cách chống lại tác động của chế độ ăn uống nghèo nàn, thuốc kháng sinh và căng thẳng.
Ngoài ra, probiotics còn giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và hệ thống miễn dịch. Các nguồn thực phẩm giàu probiotics bao gồm như sữa chua ít béo hoặc kefir.
Ngoài probiotics, prebiotics cũng giúp ích cho quá trình tiêu hóa. Nó đóng vai trò như thức ăn cho các loại lợi khuẩn, giúp hỗ trợ hệ vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột. Prebiotics được tìm thấy trong nhiều loại trái cây sống, rau và ngũ cốc nguyên hạt bao gồm chuối, yến mạch, hành tây và các loại đậu.
6. Ăn theo lịch trình
Các chuyên gia dinh dương cho biết, việc tiêu thụ các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ lành mạnh theo lịch trình thường xuyên sẽ giữ cho hệ tiêu hóa ở trạng thái tốt nhất. Bạn hãy cố gắng ăn bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và đồ ăn nhẹ vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
7. Uống đủ nước
Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe tiêu hóa. Chất xơ kéo nước vào ruột kết để tạo ra phân mềm hơn, khối lương phân lớn hơn, cho phép chúng đi qua đường ruột dễ dàng.
8. Loại bỏ thuốc lá, cà phê và rượu
Rượu, thuốc lá và quá nhiều cà phê hoặc đồ uống có chứa caffein làm trở hoạt động của hệ tiêu hóa và dẫn đến các vấn đề như loét dạ dày hay ợ chua.
Bia rượu, thuốc lá cũng dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa - (Ảnh: Freepik). |
9. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp thúc đẩy thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa, giảm táo bón. Vận động cũng giúp duy trì cân nặng hợp lý, có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Do vậy, bạn hãy đưa tập thể dục vào lịch trình hàng tuần của mình.
10. Kiểm soát căng thẳng
Tình trạng quá căng thẳng hoặc lo lắng khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá mức. Bạn nên tìm các hoạt động giảm căng thẳng mà mình yêu thích và thực hành chúng một cách thường xuyên để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Vì vậy, hãy bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ với chế độ ăn uống và lối sinh hoạt lành mạnh để duy trì sức khỏe cho bản thân.
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay