10 loại quả không nên bỏ hạt sau khi ăn
9:31 AM | 17/04/2019
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt của một số quả thông dụng trong cuộc sống mang rất nhiều chất có thể giúp giảm cân, trị tiểu đường, làm đẹp da và hỗ trợ tim mạch, tuy nhiên chúng thường bị loại bỏ bởi không ai nghĩ giá trị hữu ích của chúng.
- Hạt tiêu đem lại nhiều lợi ích quý giá
- Hạt bơ- nguồn dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật cực tốt
- Đừng nghĩ ăn nhạt là tốt, 4 căn bệnh sau bạn có nguy cơ rước vào người nếu ăn quá nhạt
- Bài thuốc dân gian chữa bệnh đau dạ dày bằng HẠT ĐẬU RỒNG
- Ăn mật ong và các loại hạt sẽ tốt cho tuyến giáp
Hạt quả bơ
Hạt bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn là phần thịt quả do 70% lượng axit amin đều nằm trong hạt, giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch và ngăn ngừa đột quỵ. Ăn hạt bơ còn giảm viêm trong đường tiêu hóa và giảm bớt các vấn đề về đường ruột.
Bạn có thể chế biến hạt bơ bằng cách phơi khô, ngâm rượu hoặc nướng chín để ăn giống như hạt mít.
Hạt đu đủ
Hạt đu đủ chứa papain, một loại enzyme giúp hỗ trợ trong việc tiêu hóa. Hạt đu đủ cũng giúp diệt giun hoặc vi sinh có hại trong ruột. Nếu không ăn hạt đu đủ sống, bạn có thể nghiền nát, xay nhuyễn thành bột nhão hay kết hợp trong món salad để ăn. Giã nát hạt đu đủ đắp lên lưng trị đau lưng.
Hạt dưa hấu
Hạt dưa hấu rất giàu kẽm, quy định hơn 100 loại enzyme khác nhau trong cơ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Chúng chứa nhiều axit amin arginine, giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch vành.
Hạt quả lựu
Lựu là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin. Nhiều người khi ăn lựu thường cố bỏ hạt. Thói quen này không những rất phiền phức mà còn gây lãng phí. Bởi hạt lựu không nóng, có thể dùng để chế biến nước giải khát cho cơ thể, làm đẹp da.
Trong dịch quả hạt lựu chứa acid citric, ac.malie, các đường glucoza, fructoza, mantoza… Nhờ đó, hạt lựu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Hạt mít
Hạt mít rất giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin, chất xơ và ác hợp chất chống vi trùng, ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn.
Hạt mít hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu. Hạt cũng chứa một lượng chất xơ tốt ngăn ngừa loét dạ dày. Hạt mít nhiều vitamin A, giúp đôi mắt sáng, khỏe mạnh.
Có thể sấy khô mít thành mứt, thạch. Bột hạt mít rang khô thay thế cho bột trắng để nướng bánh. Luộc hột mịt ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Hạt nho
Hạt nho chứa hợp chất proanthrocyanadin, chất chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa các vấn đề về da như viêm mụn, nếp nhăn, bệnh vẩy nến, bảo vệ tim mạch, thị lực hay ngăn ngừa hen suyễn. Các chiết xuất từ hạt nho cũng bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của tia UV như giảm tỷ lệ mắc khối u, kích thước khối u và ngăn cản sự chuyển đổi của tia UVB gây ung thư ác tính.
Hạt vải
Hạt vải có tác dụng chữa đau bụng kinh, đau dạ dày, sỏi thận, viêm gan B, đái tháo đường… Điều này đã được khoa học chứng minh bằng cách tiêm hoạt chất chiết xuất từ hạt vải lên chuột nhắt có tác dụng giảm đường huyết và lượng glycogen trong gan rõ rệt.
Hạt chanh
Hạt chanh có thể sát trùng và trị bệnh nấm da
Ngoài những giống chanh không hạt, còn lại hạt chanh chiếm gần 7% trọng lượng quả chanh, trong hạt chứa acid palmitric, oleic, linoleic, stearic và chất đắng lemonin cùng pepolimonin là vị thuốc có công dụng chữa ho rất tốt.
Các tài liệu về thảo dược cho rằng hạt chanh sát trùng rất hiệu quả, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về nấm da. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên dùng hạt chanh để ăn hoặc uống nhằm đối phó với các loại ký sinh trùng nguy hiểm trong cơ thể.
Cách chế biến:
Đập giập khoảng 1 muỗng canh hạt chanh, sau đó nấu sôi trong nước rồi lọc lấy nước để uống. Cách làm này có thể chữa khỏi bệnh ho. Riêng với trẻ em chỉ nên dùng khoảng nửa muỗng hạt.
Hạt chanh cũng có thể trị viêm cuống phổi và mất tiếng. Chỉ cần khoảng 10g hạt chanh, 15g hoa đu đủ đực; 15g lá hẹ cùng 20ml nước mang đi chưng với chút mật ong và đường phèn. Sau khi chưng xong lấy nước uống ngày 3 lần.
Hạt lê
Theo tài liệu dược học, hạt dưa lê có chứa khoảng 3,6% protein, tương đương với lượng protein có trong đậu nành, ngoài ra các phân tích còn cho thấy trong hạt dưa lê có axit béo omega-3, vitamin (A, C, E) và chất xơ.
Công dụng chính của các chất trên là có thể giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch, ngăn chặn thoái hóa điểm vàng ở mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, hạt lê còn giúp cải thiện mật độ xương, ngăn bệnh tiểu đường. Một công dụng khác, hạt dưa lê có thể loại bỏ các loại giun, sán trong ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Do hạt dưa nhỏ nên có thể nhai trực tiếp khi ăn hoặc để dành lại rồi rang khô, xay nhuyễn dùng dần.
Hạt me
Trong số những loại thực phẩm cho vị chua, me là loại có hạt chứa nhiều khoáng chất nhất. Các phân tích nhằm định tính cho thấy trong hạt mẹ chín có nhiều khoáng chất như phốt pho, ma-giê, vitamin C, kali, can xi và các axít amin quan trọng khác.
Quan trọng nhất trong các chất có trong hạt me chính là đặc biệt như axít hyaluronic giúp da dưỡng ẩm và làm mờ nếp nhăn hiệu quả.
Sau khi tách lớp vỏ màu nâu cánh gián, có thể rang, nướng, luộc hạt me để ăn giống nnhư những loại đậu khác. Một số người còn xay nhuyễn hạt me thành bột để dùng trong các món bánh, súp hoặc để đắp mặt.
Quỳnh Hoa
Theo Tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay