Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

Làm gì để không bị cảm cúm lúc giao mùa?

5:00 AM | 20/11/2020

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh, khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi và dễ mắc bệnh. Vào thời điểm giao mùa, làm gì để không bị cảm cúm?

Cảm cúm là bệnh đường hô hấp trên, do virus gây ra (nghiên cứu có đến hơn 200 loại virus gây bệnh này). Một cơ thể với hệ miễn dịch kém tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và lây lan. Có nhiều nguyên nhân khiễn bạn bị cảm cúm, đặc biệt là cảm cúm lúc giao mùa. Vậy dưới đây là một số cách đơn giản giúm bạn phòng tránh cảm cúm khi thời tiết thay đổi:

Rửa tay thường xuyên phòng tránh virus cúm lây lan

92% số người được phỏng vấn trong một cuộc điều tra đã thừa nhận rằng họ ít có thói quen rửa tay sau khi sử dụng các thiết bị, phương tiện nơi công cộng. Trong khi đó theo các chuyên gia thì rửa tay là một thói quen cực kỳ đơn giản nhưng lại có tác dụng phòng tránh các chứng bệnh lây nhiễm rất hiệu quả, một trong những căn bệnh đó là chứng cảm cúm.

Bên cạnh đó, chúng ta thường nghĩ ai đó ho ngay mặt mình, cảm cúm sẽ lây theo đường không khí. Đúng nhưng chưa đủ. Cảm cúm lây lan phần lớn qua sự giao tiếp, cầm nắm mà điển hình là virus cảm cúm cư trú ở tay chúng ta. Vì thế, phương châm cuối cùng cũng là quan trọng nhất là rửa tay thường xuyên.

Vẫn còn nhớ kỹ thuật rửa tay lúc bé chứ, hãy thực hiện theo nó. Theo các chuyên gia thì việc rửa tay bằng nước và xà phòng theo kiểu truyền thống là phương pháp chống khuẩn tốt nhất. Những loại gel, xà phòng rửa tay không cần nước thường có chất cồn, chúng chỉ làm sạch bụi bẩn nhưng không giết hết các vì khuẩn và cuốn trôi chúng ta khỏi tay bạn.

Lam gi de khong bi cam cum luc giao mua?

Vi khuẩn dễ phát triển trên xà phòng dạng cứng. Vì vậy nên chọn loại xà phòng dạng chai có vòi hoặc dạng lỏng. Xoa đều hai tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây, rửa sạch bằng nước và lau tay thật khô vì tay ướt rất dễ lây khuẩn.

Uống nước tăng chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bệnh cúm

Hãy uống nhiều nước, vì nếu không, cổ họng của bạn sẽ sưng đỏ và khô khiến cho virus cúm dễ xâm nhập khi trời trở lạnh, dẫn đến cảm cúm. Chỉ cần uống đủ lượng nước, chức năng miễn dịch của cơ thể sẽ được bảo vệ.

Còn khi bị cảm cúm, uống nhiều nước cũng là điều quan trọng để đảm bảo cơ thể được phục hồi nhanh chóng, xua tan bệnh cảm. Uống nước nhiều cũng giúp làm loãng đờm rãi trong mũi, giảm triệu trứng nghẹt mũi, khó thở hay gặp khi bị cảm cúm. Đối với cơ thể, khi được cung cấp đầy đủ nước sẽ giúp duy trì hoạt động bình thường, qua đó tăng khả năng tự bảo vệ để chống lại cảm cúm hoặc lạnh.

Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, uống tối thiểu 8 ly nước (250ml/ ly) mỗi ngày. Uống nước hoặc dung dịch lỏng khác bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát. Nhưng cũng tùy vào thể trạng, tuổi tác, thời kỳ sẽ có dung lượng nước cần thu nạo tương ứng.

Súc miệng bằng nước muối ngăn ngừa vi khuẩn, virus cúm lây lan

Súc miệng bằng nước muối có thể ngăn chặn viêm họng, ngăn ngừa vi khuẩn, virus cúm phát triển và nhiễm trùng phát sinh. Việc súc miệng bằng nước muối đều đặn hằng ngày còn giúp cho hơi thở của bạn không có mùi và thơm tho hơn.

Lưu ý nước muối dùng để súc miệng là nước muối loãng, không quá mặn nhưng cũng không quá nhạt. Bạn có thể pha nước muối rồi cho vào một chiếc bình dùng để dùng dần. Trước khi dùng có thể thêm một ít nước ấm để đảm bảo nhiệt độ cần thiết cho việc diệt trừ vi khuẩn lây lan.

Thời gian cần thiết cho việc loại trừ hết vi khuẩn có trong khoang miệng là 30 giây. Sau khi làm sạch khoang miệng, bạn nên tiếp tục làm sạch họng bằng cách ngửa cổ ra sau và dùng hơi đẩy nước lên tạo tiếng kêu "khò khò" thêm khoảng 3-4 lần nữa là được.

Tăng cường vận động, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể

Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Appalachian State (Mỹ) cho thấy, những đối tượng duy trì vận động thường xuyên sẽ rất ít bị cảm cúm.

Các nhà khoa học đã tiến hành phỏng vấn điều tra về tình hình sức khỏe hệ hô hấp của 1.000 đối tượng từ 18-85 tuổi trong thời gian 12 tuần. Thời gian điều tra đúng vào mùa Thu và mùa Đông là những mùa rất dễ bị cảm cúm. Các đối tượng điều tra được hỏi những vấn đề liên quan đến tình hình vận động và những cảm nhận của bản thân.

Kết quả phát hiện, những đối tượng vận động nhiều hơn 5 lần/tuần, thời gian cảm cúm ít hơn nhiều so với những đối tượng chỉ vận động 1 lần/tuần hoặc không vận động. Đặc biệt, trong thời kỳ bùng phát cảm cúm, những đối tượng thường xuyên luyện tập bị triệu chứng cảm cúm cũng nhẹ hơn nhiều so với những đối tượng ít vận động hoặc không vận động.

Lam gi de khong bi cam cum luc giao mua?

Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch đối với virus cúm. Vì vậy, tập thể dục luôn là phương pháp lý tưởng nhất, kể cả trong việc giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch đối với virus cảm cúm, giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, quá trình luân chuyển của các tế bào bạch cầu trong cơ thể cũng diễn ra mạnh hơn, giúp cơ thể chống chịu hiệu quả hơn đối với các viêm nhiễm do virus cúm tấn công.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn tiến hành phân tích mối quan hệ giữa cảm cúm với thói quen ăn uống, trạng thái tinh thần, thể trạng, trình độ giáo dục và cá tính. Kết quả phát hiện phương thức phòng chống cảm cúm hiệu quả nhất chính là luyện tập thể thao theo quy luật và phù hợp. Muốn phòng chống cảm cúm vào mùa Đông giá lạnh, bạn cần phải đi bộ khoảng 30 phút/ngày.

Rau xanh và trái cây mỗi bữa ăn bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể

Các chất chống ôxy hoá có nhiều trong rau xanh và hoa quả giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và tăng sức đề kháng trước sự tấn công của virus cúm.

Vì thế, hãy đảm bảo ít nhất 5 loại rau xanh và trái cây với các màu sắc đa dạng trong thực đơn mỗi ngày để ngăn chặn sự “hỏi thăm” của các bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh cúm.

Ngoài ra, hành, tỏi cũng là một loại gia vị có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Do đó ăn nhiều món có hành giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe. Các loại nước ép rau củ và trái cây giúp bổ sung nước và vitamin C cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng, giải độc...

Chăm sóc chất lượng giấc ngủ là chìa khóa tránh mọi bệnh tật

Ngủ ngon giấc, ngủ đủ là chìa khóa quan trọng bậc nhất để phòng tránh mọi loại bệnh tật, và bệnh cúm cũng không ngoại lệ. Ngủ tốt giúp bạn tái tạo năng lượng mới cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt...

Đừng bao giờ xem thường việc ngủ đủ giấc vì việc ngủ đủ và sâu giấc sẽ có tác động tích cực tới hệ miễn dịch của cơ thể. Ngủ đủ giấc không giúp chống lại cảm cúm, song nó giúp cải thiện hệ miễn dịch, từ đó giúp hạn chế tác hại của cảm cúm.

Thanh Quế

Theo chuyên đề Sức Khỏe gia đình, NXB Y học

Đầu trang
kế toán ngoài giờ