Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Lối sống »
  • Ứng phó với tức giận và lo lắng - 'cặp đôi' gây tổn hại cho tim phổi và tăng nguy cơ đột quỵ

Ứng phó với tức giận và lo lắng - 'cặp đôi' gây tổn hại cho tim phổi và tăng nguy cơ đột quỵ

12:00 AM | 06/06/2021

Khi mọi người cảm thấy lo lắng, cơ thể tiết ra hormone căng thẳng và adrenaline được giải phóng. Nếu có bất cứ điều gì cản trở, họ có thể tức giận, bực bội và dễ dàng mất kiểm soát.

Nếu bạn muốn thấy một ví dụ điển hình về sự tức giận và lo lắng song hành cùng nhau, bạn chỉ cần nhìn lướt qua những chiếc xe bên cạnh khi dừng chờ đèn giao thông trong giờ cao điểm buổi sáng.

Bạn sẽ nhìn thấy những người có cảm xúc rõ ràng đang tăng cao. Có lẽ họ đang bị kích động vì đường đông, kẹt xe hoặc họ thức dậy muộn hay đang gấp rút để không bị trễ deadline trong công việc.

Tức giận và lo lắng là một sự kết hợp nguy hiểm

Tình trạng lo lắng kéo dài trong một thời gian dài sẽ khiến người ta không thể ngủ ngon, ăn uống điều độ hoặc tham gia các hoạt động giúp bản thân bình tĩnh và vui vẻ hơn. Khi đó, mọi người có thể đặc biệt nhạy cảm với những vấn đề nhỏ mà thông thường sẽ không khiến họ tức giận.

Ung pho voi tuc gian va lo lang - 'cap doi' gay ton hai cho tim phoi va tang nguy co dot quy

Tức giận và lo lắng là combo nguy hiểm cho sức khỏe – (Ảnh: Freepik).

Một số người cứng nhắc trong thói quen hàng ngày và cảm thấy thoải mái nhất khi môi trường của họ vẫn như cũ ngày này qua ngày khác. Khi có điều gì đó làm gián đoạn, những người không biết cách xử lý để thích nghi với thay đổi sẽ thường bộc phát tức giận, đôi khi không có lý do.

Ngoài ra, một số người có tính cách dễ tức giận, một khi không đạt được điều mình muốn, họ trở nên mất kiên nhẫn và lo lắng. Nó trở thành một vòng luẩn quẩn. Tức giận khiến người ta lo lắng. Nhưng càng lo lắng lại càng tức giận. Trên thực tế, tức giận gây tổn hại cho tim, phổi và làm tăng nguy cơ đột quỵ cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

Những cách ứng phó với giận dữ và lo lắng

Giận dữ là một phương pháp tự nhiên mà con người đã phát triển từ lâu để đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, bộc lộ tính nóng nảy thường được coi là cách không thể chấp nhận được để đối phó với sự tức giận và lo lắng ngày nay.

Để ứng phó với sự tức giận, bạn hãy áp dụng các biện pháp sau để phản ứng một cách điềm tĩnh hơn:

Viết nhật ký

Bằng cách ghi lại những thời điểm bạn trở nên tức giận và những sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống dẫn đến những khoảnh khắc này, bạn có thể nhận ra tốt hơn khi nào mình cảm thấy khó chịu. Điều này sẽ cho bạn thời gian để phản ứng theo cách lành mạnh hơn.

Ung pho voi tuc gian va lo lang - 'cap doi' gay ton hai cho tim phoi va tang nguy co dot quy

Ghi lại những trường hợp khiến bạn tức giận sẽ giúp bạn điều chỉnh phản ứng lành mạnh hơn – (Ảnh: Freepik).

Lập kế hoạch thay thế

Hãy nhập vai một chút và tưởng tượng tình huống khiến bạn tức giận, có lẽ đó là khi vợ hoặc chồng bạn về nhà muộn.

Thay vì chào hỏi người nửa kia của mình bằng một giọng la hét, hãy tự hỏi bản thân rằng, liệu có cách nào khác để giải quyết tình huống này hay không? Điều này sẽ giúp bạn hạ hỏa và giảm bớt các yếu tố kích thích gây căng thẳng.

Thở sâu

Thường khi lo lắng hoặc tức giận, chúng ta có xu hướng nín thở hoặc thở nhanh và nông. Điều này chỉ khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng hơn.

Các chuyên gia cho biết, một trong những cách giảm căng thẳng mạnh mẽ nhất mà bạn có thể làm trong lúc này là chỉ cần hít thở thật sâu.

Lo lắng và tức giận là một sự kết hợp có hại ghê ghớm. Tuy nhiên, việc tìm ra những cách tốt hơn để đối phó có tác dụng làm lan tỏa cảm xúc và giúp bạn bình tĩnh hơn.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Đầu trang
bao cao thue doanh nghiep